Khám phá sức mạnh chơi game mẫu smartphone POCO C65
Khoảnh khắc châm bếp lửa luộc nồi bánh chưng là khoảnh khắc mà cả trẻ con lẫn người lớn đều thích thú. Ngọn lửa bập bùng, thỉnh thoảng lại được nghe những tiếng nổ lách tách của những thanh củi. Mùi của vỏ trấu cháy, hơi ấm của bếp lửa, tiếng nước sôi ùng ục. Mùi nếp, mùi lá dong bốc lên. Đó là lúc toàn bộ các giác quan được cảm nhận một cách chân thực và sâu sắc nhất mùi vị của sự đoàn viên, ấm cúng.Arsenal sắp có chân sút đầu tiên từ Chelsea
Tại Đại hội, các cổ đông cũng thông qua phương án trả cổ tức 2023 với tỷ lệ 16%, trong đó 5% bằng tiền mặt và 11% bằng cổ phiếu.
Học lớp 6 nhưng chỉ viết được tên mình: Một 'nỗi khổ' mang tên thành tích
Theo báo cáo e-Conomy SEA 2024 của Google, Temasek và Bain & Company, thanh toán kỹ thuật số của Việt Nam ghi nhận tổng giá trị giao dịch (GTV) ấn tượng, tăng từ 126 tỉ USD vào năm 2023 lên 149 tỉ USD vào năm 2024. Cùng với tăng trưởng của thanh toán số, hành vi thanh toán của người dùng cũng thay đổi, không chỉ đơn giản là chuyển dịch từ tiền mặt sang không tiền mặt, mà ngay trong phạm vi không tiền mặt, những hình thức thanh toán mới đang lan tỏa rộng rãi trong khi thanh toán điện tử truyền thống dần thu hẹp. Trong báo cáo thanh toán năm 2024, nền tảng thanh toán Payoo cũng ghi nhận những điểm thú vị về hoạt động thanh toán không tiền mặt, từ hình thức, phương thức thanh toán được ưa chuộng đến bức tranh tiêu dùng của người Việt trong năm qua.Năm 2024 chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong hành vi thanh toán của người tiêu dùng. Vượt trên các phương thức thanh toán khác, thanh toán QR và thanh toán công nghệ NFC đã trở thành những "người dẫn đường" trong hành trình số hóa của nền kinh tế.Thanh toán QR, với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 8 - 10% mỗi tháng, nay không chỉ phổ biến khi mua sắm tại cửa hàng tiện lợi hay thanh toán bữa ăn mà còn mở rộng sang các lĩnh vực như điện máy, nội thất, trang sức và thậm chí cả đầu tư tài chính. Thống kê từ Payoo cho thấy một dữ liệu đáng chú ý, giá trị giao dịch trung bình của thanh toán QR đã tăng 20% so với năm 2023. Điều này phản ánh một sự thay đổi lớn: QR không còn bị xem là giải pháp thanh toán cho những giao dịch giá trị nhỏ mà đã được công nhận như một phương thức đáng tin cậy và linh hoạt trong những giao dịch có giá trị cao. Bên cạnh QR, 2024 còn là năm của thanh toán không tiếp xúc qua NFC. Trong khi thanh toán không chạm tăng trưởng khá ổn với mức tăng trung bình khoảng 6% mỗi tháng thì hình thức thanh toán truyền thống (quẹt/chèn chip) lại giảm 2 - 3% mỗi tháng. Đóng góp không nhỏ vào sự quen thuộc của hình thức thanh toán không tiếp xúc nhờ các chương trình khuyến mại của các ngân hàng, tổ chức thẻ, trong đó có chương trình của Napas, Mastercard và Payoo phối hợp triển khai tại hơn 6.000 cửa hàng thuộc gần 40 thương hiệu trên toàn quốc.Một điều thú vị là trong thanh toán không tiếp xúc, phương thức thanh toán tích hợp thẻ vào thiết bị di động của hãng Apple (gọi là Apple Pay) đang trở thành một xu hướng dẫn đầu. Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, trung bình trên 15% mỗi tháng, Apple Pay đang là một lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu thanh toán nhanh chóng, an toàn và tiện lợi ngày càng gia tăng. Trước xu hướng này, các ngân hàng đang đẩy mạnh chiến lược khai thác Apple Pay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Năm 2024, có sự chuyển dịch đáng kể về tỷ trọng thanh toán trên tổng các ngành nghề, địa phương, từ 60% trực tuyến - 40% thanh toán tại điểm (năm 2023) đến 65% trực tuyến - 35% thanh toán tại điểm trong năm nay. Với phương thức thanh toán tại điểm, bên cạnh Hà Nội và TP.HCM là hai địa phương dẫn đầu về tăng trưởng thanh toán không tiền mặt, thì năm 2024 đã chứng kiến sự bứt phá đáng chú ý từ các tỉnh thành khác. Khi phân tách dữ liệu theo đơn vị hành chính, Payoo nhận thấy nhiều địa phương đã ghi nhận mức tăng trưởng giao dịch thanh toán điện tử trên 7% mỗi tháng, chẳng hạn như Đà Nẵng, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Kiên Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… Sự phát triển này cho thấy hiệu quả của các chương trình chuyển đổi số thanh toán từ khối dịch vụ công đến khối tư nhân đang được các bộ ban ngành, chính quyền địa phương và các ngân hàng, trung gian thanh toán nỗ lực triển khai suốt thời gian qua.Năm 2024 là năm có khá nhiều thay đổi về các yêu cầu pháp lý liên quan đến hoạt động thanh toán không tiền mặt cũng như tăng cường bảo mật cho khách hàng. Các chính sách và quy định mới được ban hành không chỉ nhằm nâng cao tính bảo mật mà còn tạo sự thuận tiện tối đa cho người dân khi tham gia giao dịch tài chính. Những nỗ lực này là nền tảng quan trọng để thúc đẩy niềm tin của người dân vào hệ thống tài chính số, đồng thời bảo vệ quyền lợi của họ trước những rủi ro ngày càng phức tạp từ tội phạm công nghệ. Cụ thể, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ ngày 1.7.2024, yêu cầu xác thực khuôn mặt với các giao dịch chuyển khoản vượt quá 10 triệu đồng/lần hoặc 20 triệu đồng/ngày. Quy định này không chỉ đảm bảo tính an toàn cho giao dịch mà còn giúp ngăn chặn các hành vi gian lận tài chính. Tiếp đó, Thông tư 50/2024/TT-NHNN do NHNN ban hành vào ngày 31.10.2024 quy định chi tiết về các cấp độ xác thực trong giao dịch trực tuyến. Với giao dịch có giá trị dưới 5 triệu đồng, người dùng chỉ cần xác thực mã PIN hoặc mã khóa bí mật. Tuy nhiên, với những giao dịch có tổng giá trị lớn hơn 5 triệu và không quá 100 triệu đồng, các phương thức xác thực mạnh hơn như OTP qua SMS, Soft OTP, hoặc xác thực hai kênh sẽ được áp dụng. Ngoài ra, Thông tư 40/2024/TT-NHNN yêu cầu các đơn vị trung gian thanh toán tuyên truyền khách hàng cập nhật thông tin căn cước công dân và xác thực sinh trắc học trước 1.1.2025. Quy định này hướng đến việc đảm bảo tính chính chủ của tài khoản ngân hàng và ví điện tử, đồng thời nâng cao khả năng phòng chống gian lận, bảo vệ tài sản của người dân.Payoo ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong việc không ngừng đổi mới và nhanh chóng đưa ra các chính sách phù hợp với bối cảnh thực tế. Sự nhạy bén này không chỉ giúp bảo vệ tài khoản ngân hàng và ví điện tử của người dân mà còn góp phần quan trọng vào việc xây dựng một hệ sinh thái tài chính an toàn, minh bạch và bền vững.
Bảng xếp hạng FIFA mới nhất trong năm 2025 sẽ được công bố vào ngày 15.2 tới. Khi đó, đội tuyển Việt Nam sẽ chính thức được cải thiện vị trí đáng kể nhờ chức vô địch AFF Cup 2024, để tăng đến 7 bậc từ vị trí 119 (tháng 10.2024, thấp nhất trong nhiều năm trước đó), lên hạng 112 thế giới.Đội quân của HLV Kim Sang-sik cũng nhờ chức vô địch AFF Cup 2024 với thành tích thắng đến 7 trận và chỉ hòa 1 trận, tích lũy được 10,22 điểm để hiện có 1.175,01 điểm khi bảng xếp hạng FIFA chính thức công bố ngày 15.2. Qua đó, không chỉ tăng bậc, mà còn rút ngắn điểm tích lũy đáng kể so với các đội xếp ngay trên, như đội Kyrgyzstan (hạng 107, có 1.194,19 điểm), đội Tajikistan (hạng 104, có 1.203,08 điểm) hay đội Palestine (hạng 101, có 1.215,87 điểm).Với những khoảng cách này, nếu đội tuyển Việt Nam tiếp đà trở lại mạnh mẽ từ cú hích vô địch AFF Cup để giành tiếp các kết quả toàn thắng với các trận trong lịch FIFA Days tháng 3 tới đây, bao gồm vòng loại Asian Cup 2027, sẽ còn thăng tiến nhanh hơn trên bảng xếp hạng FIFA. Cụ thể, đội tuyển Việt Nam đã có lịch thi đấu chính thức giao hữu quốc tế với đội Myanmar vào ngày 20.3, sau đó là trận mở màn ở bảng F tại vòng loại Asian Cup 2027 gặp đội Lào ngày 25.3. Các trận này diễn ra trên sân Gò Đậu ở Bình Dương, nằm trong lịch FIFA Days và vòng loại Asian Cup, nên nếu chiến thắng, đội tuyển Việt Nam sẽ được cộng điểm với hệ số cao hơn trên bảng xếp hạng FIFA. Từ đó, sẽ tiếp tục tích lũy và thăng hạng, hoàn toàn có thể tiến sát hoặc vào tốp 100 thế giới.Một phần vì các đội đứng ngay trên đội tuyển Việt Nam có thể đánh mất nhiều điểm, vì sẽ thi đấu với các đối thủ mạnh cùng thời điểm. Như đội Kyrgyzstan thi đấu tại vòng loại 3 World Cup 2026 khu vực châu Á gặp Uzbekistan và Qatar; đội Tajikistan đấu giao hữu với đội mạnh Belarus từ châu Âu; hay đội Palestine cũng thi đấu tại vòng loại 3 World Cup 2026 khu vực châu Á gặp Jordan và Iraq.Trong khi đó, đội tuyển Thái Lan rớt xuống hạng 98 thế giới từ vị trí 96 có được hồi tháng 10.2024. "Voi chiến" chỉ mất 6,05 điểm cho toàn bộ chiến dịch thi đấu ở AFF Cup 2024 (hiện còn 1.225,12 điểm), trong đó bao gồm cả 2 lượt trận chung kết thua đội tuyển Việt Nam tỷ số 1-2 và 2-3. Ở lịch thi đấu FIFA Days tháng 3, đội tuyển Thái Lan đấu giao hữu với đội Afghanistan ngày 21.3, sau đó gặp Sri Lanka ngày 25.3 tại vòng loại Asian Cup 2027. Khả năng đội quân của HLV Masatada Ishii tìm lại niềm vui chiến thắng sau 2 trận thua đội tuyển Việt Nam gần đây là hoàn toàn có thể, do 2 đội Afghanistan và Sri Lanka đều không thực sự mạnh.Qua đó, đội tuyển Thái Lan có thể ngăn chặn được đà rớt hạng hiện nay của mình để giữ vị trí trong tốp 100 thế giới. Cùng lúc, nếu đội tuyển Việt Nam cũng đạt bước tiến của mình để trở lại tốp 100 như hứa hẹn, đây có thể sẽ là lần đầu tiên có 2 đội cùng khu vực Đông Nam Á nằm trong tốp 100 thế giới trên bảng xếp hạng FIFA.
Fluent Coffee - Uống cà phê, trải nghiệm PC game và giải trí
Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ban hành Quyết định 391/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam thuộc Bộ Tài chính. Quyết định có hiệu lực thi hành từ 1.3.Theo đó, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam được tổ chức từ T.Ư đến địa phương theo hệ thống 3 cấp.Có 14 đơn vị tham mưu tại T.Ư gồm: Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội; Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế; Ban Quản lý thu và phát triển người tham gia; Ban Quản lý đầu tư quỹ; Ban Kiểm toán nội bộ; Ban Pháp chế; Ban Tài chính - Kế toán; Ban Tổ chức cán bộ; Ban Tuyên truyền và Hỗ trợ người tham gia; Thanh tra Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Văn phòng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số; Trung tâm Lưu trữ; Trung tâm Kiểm soát thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế điện tử.5 đơn vị gồm: Thanh tra Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Văn phòng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Trung tâm Công nghệ thông tin và Chuyển đổi số; Trung tâm Lưu trữ; Trung tâm Kiểm soát thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế điện tử có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.Bảo hiểm xã hội khu vực trực thuộc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam được tổ chức theo 35 khu vực. Bảo hiểm xã hội khu vực có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật. Bảo hiểm xã hội khu vực được tổ chức bình quân không quá 10 phòng tham mưu.Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư, bảo hiểm xã hội liên huyện (gọi chung là bảo hiểm xã hội cấp huyện) thuộc bảo hiểm xã hội khu vực.Bảo hiểm xã hội cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, không tổ chức bộ máy bên trong. Số lượng bảo hiểm xã hội cấp huyện không quá 350 đơn vị.Trước khi thay đổi mô hình tổ chức, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có 21 đơn vị tại T.Ư và 63 bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.Quyết định số 391/QĐ-BTC nêu rõ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam có giám đốc và một số phó giám đốc. Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức, sắp xếp để các đơn vị thuộc và trực thuộc đi vào hoạt động theo mô hình mới trong thời hạn tối đa 3 tháng, kể từ ngày 1.3.Dưới đây là tên gọi, trụ sở và địa bàn quản lý của 35 bảo hiểm xã hội khu vực: